Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Thưởng "đồ cổ": Năm năm kinh doanh ven đô thành ông chủ chợ đồ cũ nổi tiếng nhất miền Bắc

Thưởng "đồ cổ": Năm năm kinh doanh ven đô thành ông chủ chợ đồ cũ nổi tiếng nhất miền Bắc

“Đến chợ của ông Thưởng, gi gỉ gì gi cái gì cũng có, mua được toàn thứ tốt mà giả rẻ bất ngờ”, đó lời giới thiệu hấp dẫn chung của khá nhiều người về nhân vật  “Thưởng đồ cổ”.
Và quả đúng như vậy, những lời giới thiệu ấy không ngoa chút nào…
Chủ của khu chợ đồ cũ đang được nhắc đến là ông Nguyễn Văn Thưởng, quê huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Chợ đồ cũ nổi tiếng khắp miền Bắc
Khu chợ đồ cũ, đồ cổ của ông Nguyễn Văn Thưởng, giám đốc Công ty Thương mại và Dịch vụ Thưởng Thưởng nằm trong chính khu chợ đầu mối phía Bắc, thuộc thôn Cổ Điển, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 
Với tổng diện tích lên đến 20.000 m2, khu nhà xưởng trưng bày đồ và khu sửa chữa cũng ngót nghét 6000 m2 cùng hơn 10 xe tải chuyên chở. Hiện có khoảng 100 nhân công làm việc tại đây và kế hoạch năm tới sẽ tăng lên 200 người, chia thành 6 tổ (nhôm kính, inox, điện tử, điện lạnh, bàn ghế và lái xe) cùng 3 bộ phận (kế toán, marketing, bán hàng online). Về số lượng và chủng loại hàng hóa thì nhiều tới mức khó có thể thống kê thành con số cụ thể!
Qua 3 năm hoạt động ở đây, chợ đồ cũ của ông Thưởng trở thành là trung tâm mua bán đồ cũ có một không hai nổi tiếng khắp miền Bắc.
Theo ông chủ người gốc Bắc Giang, ý tưởng thành lập khu chợ đặc biệt này ra đời vào khoảng 4 năm trước. 
Vào khoảng đầu năm 2008, ông ra Hà Nội làm dịch vụ chuyển nhà và văn phòng trọn gói. Công việc này đòi hỏi người làm dịch vụ phải thanh lý "hộ" khách hàng khá nhiều đồ đạc gia đình và văn phòng, dẫu còn tốt, thậm chí là mới nguyên. 
Sau 3 tháng làm dịch vụ vận chuyển trọn gói căn hộ và văn phòng, xót xa cho giá trị của những đồ dùng tốt mà lại bị bỏ đi, trong khi hoàn toàn có thể tái sử dụng dành cho những người khác đang có nhu cầu, ông Thưởng quyết định mở thêm xưởng bán đồ thanh lý trên mảnh đất ven đô.
Ban đầu, ông thuê được mặt bằng khoảng 500m2 ở trên đường cao tốc gần chân cầu Thăng Long. Sẵn nguồn hàng, ông Thưởng tận dụng việc dọn đồ và vận chuyển cho khách, đổi bằng công hoặc mua lại với giá thấp những đồ đạc được gia chủ thanh lý, rồi về cất và sửa chữa lại ở kho.
Nhu cầu lớn dần, đòi hỏi ông phải tìm mặt bằng rộng hơn, vừa làm nơi chứa đồ, vừa làm nơi trưng bày và bán sản phẩm.
Cùng lúc đó, chợ đầu mối phía Bắc được UBND TP Hà Nội và huyện Đông Anh khai trương từ năm 2003, nhưng có nguy cơ trở thành bãi đất bỏ hoang vì không thu hút được tiểu thương vào buôn bán ở chợ. Với hơn 30.000 m2 tọa lạc ở vị trí đắc địa, vốn đầu tư lên đến 13 tỷ đồng, phần lớn diện tích sử dụng bị bỏ hoang, chợ chỉ hoạt động cầm chừng vài tiếng đồng hồ từ 4h - 6h sáng, chủ yếu là kinh doanh giết mổ gia cầm, buôn bán gia súc, mặt hàng thủy sản đông lạnh...
Ông Thưởng đã chủ động thuê lại các ki-ốt từ những tiểu thương đã trúng thầu nhưng không còn muốn kinh doanh, cải tạo làm nhà xưởng lưu kho và bán sản phẩm đồ cũ, đồ thanh lý, với tổng diện tích hơn 20.000 m2. Từ đó, chợ đồ cũ, đồ cổ ra đời.
Lập nghiệp đủ nghề: Dựng cây xăng đến mở xưởng bia trên đất Bắc Giang
Hơn 20 năm kinh doanh ở Bắc Giang, ông Thưởng là người nhanh nhạy và va vấp nhiều ngành nghề trên thương trường. Riêng với đồ cũ, đồ thanh lý, thì dường như trở thành tiền duyên.
Ông từng dựng nguyên một cây xăng bằng hoàn toàn là sắt thép ngoại thanh lý nhưng chất lượng còn rất tốt mà theo ông, thép mới sản xuất trong nước còn khó bì kịp.
Đầu những năm 90 thế kỷ trước, tự ông cũng mở một xưởng sản xuất bia cũng bằng phế phẩm như thế. Vậy mà kinh doanh suốt 20 chục năm cho đến ngày đóng cửa, xưởng vẫn hoạt động trơn tru.
Kể về chuyện phải đóng cửa nhà xưởng gắn bó suốt 20 năm cuộc đời, cùng 50 nhân công làm việc ở đó, ông Thưởng chia sẻ:“Những năm 90, bia là sản phẩm được ưa chuộng vào loại quý, giá 1 lít bia khi đó bằng 3 lít rượu. Nhưng đó là thời của những 90. Sang những năm 2000, các xưởng bia nhỏ lẻ phải cạnh tranh khốc liệt với các hãng lớn và cạnh tranh với nhau. Các nhà sản xuất nhỏ cứ ồ ạt tự giảm giá, rồi làm giảm chất lượng bia, khiến người tiêu dùng quay lưng rồi tự giết chết mình lúc nào không hay. Các xưởng bia nhỏ gần như phải đóng cửa hàng loạt”.
Khi việc kinh doanh ở xưởng bia manh nha lung lay đổ vỡ, ông Thưởng giao lại xưởng cho vợ quản lý, tìm cách ra Hà Nội chọn hướng làm ăn khác. Cứ thế dòng xoáy thị trường đưa đẩy ông đến với công việc kinh doanh hiện tại: Buôn bán đồ cũ, đồ thanh lý, đồ cổ, sau đó là mua bán nợ và thanh lý nhà xưởng, công ty.
Kinh doanh bằng lòng tin trước, “chiếm lĩnh” con người sau
Ban đầu, nguồn hàng không khó tìm nhưng để tìm được mặt bằng tốt và quảng bá cho mọi người biết đến thực sự là bài toán hóc búa 
Theo ông Thưởng, thay đổi tư duy dùng đồ cũ của người Việt là nan giải nhất. Người Việt thường có tâm lý e ngại sử dụng những đồ đạc cũ, thậm chí là sĩ diện khi sợ người khác biết mình mua những món đồ đã qua sử dụng. Việc mua bán đồ cũ, đồ thanh lý được mặc định dành cho những người khó khăn về kinh tế và keo kiệt với túi tiền của mình.
Ông chủ này tâm niệm rằng: “Tôi muốn bằng chính khu chợ này, mô hình kinh doanh này, thay đổi suy nghĩ của đại đa số các thành phần trong xã hội, từ tầng lớp bình dân cho đến tầng lớp giàu có, tiêu tiền không hết. Khu chợ đồ cũ, đồ cổ này như một địa điểm trung gian dành cho mọi người, đem những sản phẩm còn tốt đến với người cần nó với giá thấp nhất”.
Ông Thưởng dành nhiều tâm sức để quảng bá hình ảnh của khu chợ, bằng cách lập công ty, quảng bá trên website, diễn đàn chợ đồ cổ, chợ đồ xưa… Công ty cũng có riêng một bộ phận marketing và bán hàng online khá năng động và hiệu quả.
“Tôi biết đến internet khá muộn nên không còn nhanh nhạy như thế hệ trẻ nữa, nhưng đã nhanh chóng nhận ra đây chính là phương pháp quảng bá sản phẩm và bán hàng cực kỳ hữu hiệu. Phương thức này là xu hướng tất yếu nhờ tiết kiệm đáng kể chi phí về thời gian cũng như tiền bạc cho chính bản thân mình và những người có nhu cầu với sản phẩm”, ông nhận định.
Coi trọng việc đào tạo nhân viên và lấy lòng tin thực sự nơi khách hàng, ông cho hay: “50 nhân viên từng làm việc ở xưởng bia của tôi ở Bắc Giang, cũng như toàn bộ 100 nhân viên ở đây được tạo điều kiện để làm việc, từ đời sống, có chỗ ngủ, có nhà ăn, đến công việc với thu nhập ổn định. Mức lương dành cho mỗi lao động mỗi tháng trung bình khoảng 3 – 6 triệu đồng, không tính chi phí ăn ở.
Làm việc gì cũng phải lấy được lòng tin trước, rồi chiếm lĩnh con người sau, làm kinh doanh cũng vậy. Khi đã tạo được lòng tin thực nơi khách hàng, họ sẽ nhớ và quay trở lại mua hàng. Họ cũng giới thiệu người thân, bạn bè đến với mình mà không kênh quảng cáo nào hữu hiệu bằng”.
Lấy lòng tin như vậy, chẳng thế mà nhân viên nào ở doanh nghiệp này cũng rất kính trọng “chú Thưởng". Ông thậm chí còn chấp nhận nhận lại hàng và hoàn tiền nếu khách hàng đổi ý.
Chợ văn hóa sẽ ra đời trong nay mai
Kinh tế khó khăn, không chỉ ở Hà Nội, mà nhiều tỉnh thành phía Bắc (xa xôi như Lạng Sơn, Nghệ An hay thậm chí là ở huyện đảo Cát Bà), những ai kinh doanh định mở văn phòng, nhà hàng, quán ăn, quán karaoke, quán café… mong muốn tiết giảm chi phí mua sắm đồ đạc xuống mức thấp nhất, người ta vẫn thường chỉ tay đến với chợ đồ cũ của ông Thưởng.  
Với dân kinh doanh đã thế, người bình dân cũng tìm đến đây để mua đồ dùng còn tốt với giá mềm hay dân nghiền đồ cổ có thể lùng những món đồ cực độc từ mấy chục năm đến vài thế kỷ trước, mà ông Thưởng đã tìm mua được ở khắp đất Kinh Kỳ.
Chợ đồ cũ bây giờ đã mở rộng việc kinh doanh thêm mặt hàng đồ giả cổ, đồ cổ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hay cho thuê tủ kính cho các doanh nghiệp trưng bày bánh trung thu và mứt tết trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội. 
Công ty cũng trở thành trung gian mua lại các nhà xưởng thanh lý của doanh nghiệp phá sản để “cứu” những cơ sở tốt bán lại cho những doanh nghiệp khác có nhu cầu mua.
Chia sẻ về hướng kinh doanh tương lai, ông Thưởng cho biết, chợ sẽ phân khu chuyên môn hóa nhà xưởng để tách bạch rõ ràng hai khu kho bãi sửa chữa gia công và khu bày bán sản phẩm và chuyên nghiệp hóa nhân sự nòng cốt.
Ông chủ chợ cũng lên kế hoạch để ra mắt một khu chợ văn hóa cuối tuần với ý nghĩa là một nơi giao lưu, trao đổi hoặc buôn bán những món đồ quý giá và độc đáo dành cho những người sưu tầm và yêu thích đồ cổ cũng như mọi người đến chiêm ngưỡng. Đây cũng như một cách quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam, ôn lại lịch sử và gìn giữ giá trị cho muôn đời  sau.
Dưới đây là một số hình ảnh tại Chợ đồ cũ - đồ cổ của Công ty Thương mại và Dịch vụ Thưởng Thưởng mà phóng viên CafeBiz đã ghi lại:
Mặt trước xưởng trưng bày của chợ đồ cũ
Gian hàng nhà bếp với khá nhiều soong, chảo, dụng cụ nhà bếp các loại...

Gian loa đài, tivi... phục vụ cho các quán cafe, karaoke...



Ghế xếp và ghế tựa các loại


Gian đồ nội thất salon

Đồ gỗ từ các làng nghề truyền thống


Đồ gỗ cổ

Chiếc sập cổ này được ông chủ đặt giá bán ở mức1 tỷ đồng


Một số đồ dùng hay linh vật trang trí cổ khác



Bộ ghế "lạ" thanh lý từ một quán cafe

Nhiều tủ thanh lý từ các khách sạn

Khu sửa chữa gia công đồ inox bên ngoài

Khu sửa chữa nhôm kính


Các xe tải chuyên chở đi lắp đặt cho khách hàng



Những chiếc tủ kính này sau khi gia công và sửa sang lại  sẽ được các hệ thống nhãn hiệu bánh kẹo thuê trưng bày trong dịp Trung thu và dịp Tết Nguyên đán

Kỳ Anh
Theo TTVN

Chợ đồ cũ Thưởng Thưởng chuyên mua bán thanh lý đồ cũbếp công nghiệpthanh lý bàn ghế cà phê, nội thất gia đình, khách sạn, nhà hàng,nội thất văn phòng, đồ nhôm kính, kính cường lực

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét